Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014




DỊCH GIA PHẢ - LẬP CÂY GIA PHẢ - DỊCH SẮC PHONG - PHỤC CHẾ SẮC PHONG:

Công Sĩ chuyên dịch thuật Hán Nôm 20 năm, từng công tác tại Trung Tâm Hán Nôm - Viện KHXH & NVQG tại TPHCM, đã biên dịch và phục chế hàng trăm gia phả, sắc phong từ mọi miền gởi đến, biên dịch hàng trăm đầu sách các loại, trong đó sách cờ tướng được đông đảo bạn đọc đón nhận.


NHẬN:
- Dịch gia phả, viết gia phả Hán-Nôm-Việt bằng vi tính, lập gia phả dòng họ, vẽ sơ đồ cây phả hệ, phục chế gia phả.
- Dịch tài liệu Hán Nôm, văn bia, câu đối, sắc phong, phục chế sắc phong bị hư hỏng rách mất. 
- Dịch sách, tài liệu, hợp đồng tiếng Trung (phồn thể và giản thể).
- Biên soạn nội dung câu đối hoành phi dùng ở nhà thờ, đình chùa, lăng mộ, đền miếu.
- Thiết kế chữ Hán trang trí ở những nơi thờ tự.
- Viết thư pháp chữ Hán

Liên hệ: Lê Công Sĩ
Đt: 0123.317.0601
Email: lecongsi@yahoo.com.vn

Đ/c: 2/50 khu phố Bình Đường 1, phường An Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương (gần ngã tư cầu vượt Linh Xuân - Thủ Đức)
Số tài khoản: 5591205047930 (Lê Công Sĩ) ngân hàng AGRIBANK thị xã Dĩ An, Bình Dương.
Blog 1: http://dichthuatcongsi.blogspot.com/
Blog 2: http://dichthuattiengtrungcongsi.blogspot.com/




BẢN ĐỒ ĐỊA CHỈ NHÀ






CÁC MẪU CÂY GIA PHẢ

MẪU CÂY 1

MẪU CÂY 2

MẪU CÂY 3

MẪU CÂY 4

MẪU CÂY 5

MẪU CÂY 1B

MẪU BÌA GIA PHẢ

MẪU TRANG NỀN GIA PHẢ





CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU HÁN NÔM:


Báo Bình Thuận ngày 23 tháng 10 năm 2012:
Họp báo giới thiệu Lễ hội Dinh Thầy Thím
BTO- Sáng 22/10, UBND thị xã La Gi, Ban Quản lý di tích Dinh Thầy Thím tổ chức họp báo giới thiệu về lễ hội dinh Thầy Thím, diễn ra trong 4 ngày (27 – 30/10/2012). Theo ông Trịnh Văn Thái – Trưởng Phòng Văn hóa thông tin La Gi, hiện nay công tác tổ chức đã hoàn tất và tiếp tục được hoàn chỉnh từ hệ thống điện chiếu sáng, sửa chữa khuôn viên, vệ sinh môi trường. Công tác đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, quản lý giá cả trong thời gian diễn lễ hội được các ngành phối hợp,  triển khai tươm tất.



Tại buổi họp báo, Ban Tổ chức đã giới thiệu về cuốn sách Dinh Thầy Thím của dịch giả Lê Công Sĩ. Một ấn phẩm giá trị nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (27/9/1997 – 27/9/2012 ). Ông Châu Thanh Long – Phó Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết: Lễ hội Dinh Thầy Thím không đơn thuần là lễ hội văn hóa dân gian truyền thống, mà còn mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, ghi khắc công đức của các bậc tiền nhân gần 150 năm qua. Lễ hội sẽ góp phần giáo dục lối sống nhân văn trong cộng đồng và nhiều thế hệ mai sau. Năm nay, lễ hội Dinh Thầy Thím có nhiều nét đổi mới và được đầu tư nghiêm túc, từ phần lễ đến phần hội. Lần đầu tiên, sự tích Dinh Thầy Thím được tái hiện bằng vở cải lương với sự đóng góp của những nghệ sĩ nổi tiếng  đến từ Tp.HCM. Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động khác như thi leo dốc Ông Bằng, khiêng thúng ra khơi, gánh cá, kéo co, thi đấu cờ người… Dự kiến, trong thời gian diễn ra lễ hội có ít nhất 200.000 lượt khách tham quan và dâng hương tại đây.


 Q.N


Từ phải sang: ông Bùi Quang Huy (giám đốc NXB Đồng Nai), Lê Hữu Trí (Trưởng BQL Dinh Thầy Thím) và Công Sĩ



________________________




Báo Bình Thuận ngày 31 tháng 10 năm 2012:
La Gi với di sản văn hóa có giá trị
BT- Di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím (La Gi) từng trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn được người dân địa phương bảo tồn và tôn tạo suốt hơn 130 năm nay. Trong bối cảnh xã hội ngày trước và giữa vùng đất hoang dã đầy tai ương, con người chỉ biết đặt niềm tin vào cõi thiêng liêng vô hình để mong được che chở an lành. Từ huyền thoại Thầy Thím, có giá trị về đạo lý và lòng nhân ái, trở thành tín ngưỡng dân gian tiếp tục được lưu truyền mang đậm bản sắc nhân văn. Dịp lễ hội Dinh Thầy Thím năm nay, Ban quản lý Dinh với sự hỗ trợ của Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch thị xã La Gi đã làm một số việc được coi là khá công phu và sáng tạo. Ngoài việc tổ chức nghi lễ truyền thống, chương trình còn có nhiều hình thức phong phú hơn mọi năm. Đó là một phòng trưng bày những kỷ vật, hình ảnh về hoạt động của Dinh, triển lãm thư pháp, cây cảnh và các trò chơi thể thao vùng biển như vượt đồi cát Dốc Ông Bằng, khiêng thúng chai, thi gánh cá, đan lưới nhanh… Đặc biệt, ấn phẩm “Di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím” được coi là một công trình sưu khảo khá chuẩn mực, ghi nhận quá trình gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa này. Trong đó đã “giải mả” tính triết lý qua những câu đối, hoành phi ở các điện thờ, mộ bia. Nhà nghiên cứu Lê Công Sĩ (Bình Dương) đã ghi chép và dịch Hán - Việt bài văn ca ngợi công đức Thầy Thím thể hiện được nghĩa cử nhân ái, cao đẹp của tiền nhân để đời sau ngưỡng mộ, có tác động tốt đến cuộc sống đời thường.


Thị xã La Gi có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên của một vùng biển còn hoang sơ. Rồi đây, khi điều kiện về hạ tầng cơ sở được đầu tư, nhu cầu đời sống xã hội phát triển sẽ là động lực mạnh mẽ để hàng chục dự án du lịch phải khởi động. Tất nhiên yêu cầu phát triển du lịch một cách bền vững, dài hơi không những chỉ tập trung đầu tư cho dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí… mà còn phải biết tạo ra những sản phẩm mang giá trị đặc thù. Nhưng có lẽ sản phẩm có giá trị tinh thần, thích khám phá cũng có sức hấp dẫn lớn cho du khách. Có thể nói, những năm trước đây vào mỗi dịp lễ hội Dinh Thầy Thím là cơ hội cho khách thập phương đi cúng bái, thuần túy là những chuyến hành hương tín ngưỡng. Nhưng trước cảnh biển đẹp ngảnh Tam Tân và dọc dài bờ biển đó còn có Hòn Bà - Đồi Dương (Bình Tân), Cam Bình (Tân Phước)… đã có những dịch vụ tự phát trở thành những địa danh du lịch dân dã có sức lôi cuốn thú vị, coi đó là tiền đề để hôm nay định hình qui mô phát triển mang tầm chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Ở La Gi ngoài di tích Dinh Thầy Thím được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia (năm 1997), thì trong tháng 8/2012, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với đình và dinh vạn Phước Lộc. Đặc điểm di tích này trên cùng một địa điểm và cùng tồn tại vừa là đình làng vừa có dinh vạn. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm cư dân ban đầu hình thành làng chài Phước Lộc. Lưu dân từ miền Trung theo đường biển dạt vào cửa sông Dinh sống nghề đánh bắt hải sản, nhưng với lợi thế địa hình đất đai trù phú liền kề nên sống thêm nghề nông khi mùa biển động, bão tố. Dinh vạn là nơi thờ thần Nam Hải của ngư dân, đình là nơi thờ thành hoàng bổn xứ đã khai mở đất làng. Dưới thời trung hưng nhà Nguyễn tại đây có đặt dịch trạm Thuận Phước, trong hệ thống cung đường liên lạc, thông tin của triều đình. Đây cũng là nơi bị tàn phá nặng nề trong thời kỳ chiến tranh nhưng cộng đồng dân cư địa phương đã biết lưu giữ những giá trị tinh thần để vượt qua những khó khăn, hiểm họa trong cuộc sống. Phát hiện mới đây với khoảng 120 bộ xương cá voi được ngư dân lưu giữ và thờ phụng tại dinh vạn Phước Lộc là một minh chứng về bản sắc văn hóa dân tộc của ngư dân. Trong đó có một bộ xương ước đoán có từ 200 năm trước, tức có niên đại cao hơn các bộ xương cá voi hiện có ở dinh vạn Thủy Tú (Phan Thiết) và An Thạnh (Phú Quý) từ lâu nay coi là lớn nhất. Đó là sự nhận định qua quá trình nghiên cứu, trực tiếp khảo sát khoa học của thạc sĩ Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận.
Bên cạnh 2 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia Dinh Thầy Thím và Đình - Dinh vạn Phước Lộc, La Gi còn có địa danh Hòn Bà, đậm dấu một truyền thuyết khá ly kỳ và cảnh quan thiên nhiên kỳ ảo gắn liền với tín ngưỡng của người dân vùng biển La Gi. Rồi ngẫu nhiên để vùng đất biển La Gi còn tiềm ẩn nhiều giá trị di sản văn hóa đến bất ngờ. Cách đây gần 10 năm, ngư dân La Gi phát hiện và vớt từ đáy biển trên 33.400 cổ vật gốm sứ, rồi giữa tháng 10/2012, lại có khoảng 300 cổ vật gốm sứ từ thế kỷ XV….Dù xuất xứ từ đâu nhưng lại đến từ “cơ duyên” của ngư dân La Gi.
Với vốn di sản được xem là quý giá và độc đáo về di tích lịch sử văn hóa, về cổ vật, về bộ xương cá voi…nếu được kết nối, đầu tư  đúng mức và nằm trong định hướng qui mô phát triển du lịch, chắc chắn hoạt động du lịch La Gi sẽ phát triển một cách hấp dẫn, đặc sắc hơn.             
PHAN CHÍNH
_____________________


KHÔI PHỤC SẮC PHONG DINH THẦY THÍM

Khôi phục sắc phong cho Thầy Thím


BT- Di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím đã được Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành Quyết định số 2890-VH-QĐ ngày 27/9/1997 công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia.
Sự tích Thầy Thím có ghi nhận: Sau khi Thầy Thím mất, vua Thành Thái năm thứ 18 có xem xét lại án xử trước đây và ban sắc phong cho Thầy Thím là: “Chí Đức Tiên Sinh Tôn Thần, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần” (Trích: trang 15,  Di tích Lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím – Nhà xuất bản Đồng Nai xuất bản ngày 8/10/2012). Với nhiều lý do khác nhau bản sắc phong này không còn lưu giữ tại dinh.
Thể theo nguyện vọng của bà con dân làng, vừa qua Ban quản lý di tích lịch sử Dinh Thầy Thím đã nhờ ông Lê Công Sĩ – ở Bình Dương phục chế lại sắc phong cho Thầy Thím. Phòng Văn hóa Thông tin thị xã La Gi xin giới thiệu để mọi người có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về sự tích Thầy Thím.


Trịnh Văn Thái
(Trưởng phòng VHTT Thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận)




 SÁCH CỜ TƯỚNG CÔNG SĨ BIÊN DỊCH